Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển chiến lược tiếp cận cho hệ thống an toàn sinh học có hiệu quả tại Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Công nghệ biến đổi gen trong nông nghiệp hiện là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt
Theo Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học và Nông nghiệp Việt Nam, được chính thức thương mại hóa từ năm 1996, đến nay cây trồng biến đổi gen đã được trồng tại 29 quốc gia và hàng tỷ người đã sử dụng nguồn thực phẩm từ cây trồng biển đổi gen. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành khảo nghiệm 7 giống ngô biến đổi gen. Tuy nhiên, với cây trồng biến đổi gen, sản phẩm biến đổi gen nói chung, hiện nay Việt Nam chủ yếu mới dừng ở lý luận, chưa đi vào thực tế.
Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen vào sản xuất có thách thức không nhỏ, song cũng tạo ra cơ hội lớn. TS Bùi Bá Bổng cho rằng, hiện Việt
Theo dự kiến của Chính phủ Việt Nam, từ năm 2012 sẽ đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất. TS Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo vệ tài nguyên an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong quá trình ứng dụng công nghệ biến đổi gen, cần chú trọng tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên an toàn sinh học, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, để mọi người có cách hiểu đúng về công nghệ sinh học, đặc biệt là đối với cây trồng biến đổi gen…