Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? - Việt Hoa Thịnh

Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? - Việt Hoa Thịnh

Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? - Việt Hoa Thịnh

Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? - Việt Hoa Thịnh

Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? - Việt Hoa Thịnh
Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? - Việt Hoa Thịnh

Tin tức nổi bật

Video

TT TT

Hình ảnh

  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC

Liên kết website

Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu?

07-05-2015 12:43:59 PM // 853 lượt xem

Trước đó, trong một báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và quản lý kinh tế TƯ, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông lâm thủy sản giai đoạn 2007-2011 đã đạt 3,5%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 3-3,2%, song thấp hơn 5 năm trước khi gia nhập WTO 0,6 điểm%. Đặc biệt, tăng trưởng năm 2009 giảm mạnh, chỉ còn 1,8%. Một số ngành do bảo hộ thực tế âm như mía, cao su, cây lâu năm khác,…ngành chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm… nên khó phát triển.

Rõ ràng, những con số trên đang cho thấy, ngành nông nghiệp dù luôn là cứu cánh cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thế nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Nhiều cơ hội từ WTO chưa được tận dụng, năng lực cạnh tranh của ngành cải thiện còn chậm.

Vì đâu nên nỗi? Các chuyên gia trong ngành cho rằng, chúng ta chưa lường trước những thách thức khi hội nhập sâu rộng. Dù Việt Nam đã trở thành một quốc gia có vị thế trên trường quốc tế với vị trí số 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, giữ ngôi vương xuất khẩu điều, hạt tiêu… nhưng thực tế, giá trị hàng hóa của ta thấp, cũng như việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam hầu như vẫn giậm chân tại chỗ. Việc thiếu sự nghiên cứu, thiếu sự chuẩn bị đúng mức trong quá trình triển khai cũng như việc thay đổi chính sách chưa bắt kịp với các cam kết WTO đã khiến ngành nông nghiệp không phát huy được hết tiềm năng của mình.

Chuyên gia lúa gạo Nguyễn Đình Bích cũng cùng chung nhận định, gia nhập WTO, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức là tất yếu. Song, bản thân nội tại của chúng ta lại chưa sẵn sàng cho việc giải quyết những thách thức ấy. Sản xuất nông sản hầu như vẫn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm. Hệ thống phân phối nhiều bất cập, liên kết nông dân – DN yếu ớt, không mấy phát triển. Lấy ví dụ ở ngành lúa gạo, mặt hàng gạo Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu hướng tới thị trường truyền thống, thiên về giá rẻ, các loại gạo chất lượng cao, dù bắt đầu được chú trọng, song chưa đáng kể. Trong năm 2013, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA đã phải giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo xuống mức 7 triệu tấn, giá cũng giảm khoảng 15-20 USD/tấn.

Trong ngành thủy sản, ở mặt hàng thế mạnh và tiềm năng như cá tra – giờ đây cũng đang đối diện muôn vàn khó khăn. Do không nắm rõ nhu cầu, xu hướng thị trường dẫn tới cân đối cung cầu bị mất kiểm soát, nguồn nguyên liệu bị dư thừa, tình trạng người dân treo ao ngày một gia tăng. Cùng với đó, nhiều DN vẫn mạnh ai nấy làm, bất chấp bán phá giá sản phẩm, giảm chất lượng cá để cạnh tranh, rồi lại ép người nuôi cá bán với giá thấp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và DN, tổ chức các chuỗi giá trị, chú trọng chất lượng thay vì sản lượng…. vẫn là những giải pháp được đưa ra. Thế nhưng, quan trọng là quyết tâm thực hiện của chúng ta đang đến đâu? Trong khi đó, kết thúc tháng 10-2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiếp tục sụt giảm tới 12,3%. Đó là vấn đề cần có giải pháp rất tích cực để biến chuyển.

Tin tức khác
backtop