Đồng hành cùng nhà nông làm giàu - Việt Hoa Thịnh

Đồng hành cùng nhà nông làm giàu - Việt Hoa Thịnh

Đồng hành cùng nhà nông làm giàu - Việt Hoa Thịnh

Đồng hành cùng nhà nông làm giàu - Việt Hoa Thịnh

Đồng hành cùng nhà nông làm giàu - Việt Hoa Thịnh
Đồng hành cùng nhà nông làm giàu - Việt Hoa Thịnh

Tin tức nổi bật

Video

TT TT

Hình ảnh

  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC

Liên kết website

Đồng hành cùng nhà nông làm giàu

07-05-2015 12:43:59 PM // 769 lượt xem

Là Quỹ Khuyến nông (QKN) đầu tiên của cả nước, sau hơn 10 năm thành lập, QKN Hà Nội hực sự là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp nói chung và nâng cao thu nhập của nông dân thủ đô...

Tạo ra hàng nghìn tỷ đồng

Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm KN Hà Nội cho biết, sau 10 năm hoạt động (2003- 2013), QKN Hà Nội đã giải ngân cho 2.079 lượt hộ vay vốn, với tổng số vốn quay vòng là 259,425 tỷ đồng. Qua đó, giải quyết việc làm cho khoảng gần 6.500 lao động ở khu vực nông thôn với thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng/tháng, tạo ra gần 800 tỷ đồng hàng hóa nông sản an toàn.

Đặc biệt, nhờ vốn vay từ quỹ, nhiều nông dân đã có cơ hội thúc đẩy hình thành kinh tế trang trại, tích tụ ruộng đất, đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật... Thậm chí, theo ông Chí, giá trị sản phẩm từ các phương án, dự án tăng từ 10- 30% so với khi chưa được vay vốn từ quỹ. "Trong hơn 10 năm qua, QKN của chúng tôi đã góp phần tạo ra hàng nghìn tỷ đồng giá trị sản phẩm hàng hóa chất lượng cao"- ông Chí cho biết thêm. QKN Hà Nội cũng đã góp phần tạo ra hàng chục điểm nhấn cho nền nông nghiệp thủ đô.

Nông dân xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội chăm sóc hoa.

"Riêng lĩnh vực chăn nuôi từ năm 1993, đã đưa bò đực giống lai Sind vào để cải tạo đàn bò theo hướng Sind hóa và thực hiện Dự án 2561 (1997 - 2002). Đã đưa đàn bò lai Sind chiếm 70% tổng đàn vào năm 2002. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổng kết rút kinh nghiệm của nông dân huyện Phú Xuyên trong sản xuất đậu tương theo phương pháp gieo vãi, từ năm 2004, trung tâm đã tập trung chỉ đạo xây dựng quy trình kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn và tuyên truyền nhân ra diện rộng. Hàng năm diện tích tăng thêm từ 4.000- 5.000ha, đến nay diện tích đậu tương đông đạt trên 30.000ha /năm"- ông Chí nhấn mạnh.

Nguồn quỹ còn thấp

Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm KN quốc gia, hoạt động của hệ thống KN nói chung và mô hình QKN Hà Nội nói riêng trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu, còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Mô hình tổ chức KN ở các địa phương chưa đồng nhất, năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông chưa đồng đều. Đặc biệt, nguồn lực cho hoạt động này còn thấp, bình quân kinh phí KN đầu tư cho mỗi hộ nông dân năm 2012 mới đạt 50.000 đồng/hộ.

Trong hơn 10 năm hoạt động, QKN Hà Nội cho vay phát triển chăn nuôi với tỷ lệ lớn nhất cả về số hộ (chiếm 46,27% tổng số hộ vay vốn) và số tiền vay (chiếm 47,37% tổng số vốn đã giải ngân).

(Nguồn: QKN Hà Nội)

Trao đổi với NTNN, ông Chí cho biết, nhu cầu vốn vay của hộ nông dân, chủ trang trại rất lớn.

Vì thế, Trung tâm KN Hà Nội kiến nghị UBND thành phố hàng năm tiếp tục bổ sung nguồn vốn quỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân, chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

"Chúng tôi cũng đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 02, trong đó quy định việc thành lập QKN và nguồn hình thành quỹ phải có hỗ trợ từ ngân sách các tỉnh, thành phố tạo thuận lợi trong xây dựng và phát triển quỹ"- ông Chí cho biết thêm.

Tin tức khác
backtop