Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Việt Hoa Thịnh

Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Việt Hoa Thịnh

Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Việt Hoa Thịnh

Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Việt Hoa Thịnh

Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Việt Hoa Thịnh
Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Việt Hoa Thịnh

Tin tức nổi bật

Video

TT TT

Hình ảnh

  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC

Liên kết website

Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

07-05-2015 12:43:59 PM // 794 lượt xem

(Báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân - 21/03/2012)

Năm 2011, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng 4%, tạo giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD (chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu cả nước) nhưng 2 tháng đầu năm nay, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản bắt đầu chậm lại, ước đạt 3,6 tỷ USD. Trước tình hình này, các bộ, ngành đang nỗ lực, tìm mọi biện pháp để thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu ngành hàng để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Hai tháng đầu năm nay, thị trường Indonesia vẫn đứng vị trí hàng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, nhưng khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng 2/3 cùng kỳ năm ngoái. Thực tế cho thấy, hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ta lại vấp phải tình trạng được mùa, mất giá, chất lượng chưa đảm bảo cho đơn hàng xuất khẩu, nông dân chạy theo tín hiệu của thị trường ngắn hạn, gây lãng phí lớn cho xã hội về tiềm lực xuất khẩu. Hàng nông sản của ta xuất khẩu với khối lượng lớn, nhưng chủ yếu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá cho hàng nông sản xuất khẩu chưa được chú trọng, nên gạo của ta vẫn thua về giá so với gạo cùng loại của các nước trong khu vực. Do vậy, chiến lược đầu tiên mà người nông dân cũng như doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện đó là nâng cao chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn nhà nhập khẩu đặt ra.

Theo Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Đặng Kim Sơn, một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược xuất khẩu nông sản là làm thế nào có chất lượng tốt vì đã qua thời kỳ xuất khẩu với số lượng lớn, giá rẻ. Nếu dựa vào cách phát triển thị trường bằng giá rẻ, số lượng nhiều thì sẽ thất bại. Đã đến lúc chúng ta đứng trước thách thức rất lớn, nông dân sản xuất rất nhiều, nhưng rất bấp bênh, lúc được mùa, mất giá gây thiệt hại nhiều. Đã đến lúc phải quay từ số lượng sang chất lượng. Nếu quyết tâm thay đổi, tạo ra một đột phá trong nông nghiệp, chuyển số lượng sang chất lượng, khai thác tài nguyên sang huy động chất xám, tăng cường quản lý sẽ tạo ra đột phá mới, cơ hội để Việt Nam đi vào chuỗi giá trị toàn cầu với chất lượng cao.

Trong chiến lược xuất khẩu hàng nông sản cũng xác định rõ, trong bối cảnh thị trường tiêu dùng thế giới ngày càng bị thu hẹp, chi tiêu của người tiêu dùng thế giới ngày càng thắt chặt, đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải đầu tư cho vùng nguyên liệu, để có nguồn hàng dồi dào, chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu. Hiện nay, các trung tâm khuyến nông tập trung giúp cho nông dân làm các tiêu chuẩn chất lượng về kỹ thuật, hỗ trợ người nông dân xúc tiến thị trường và xây dựng thương hiệu. Quan trọng hơn cả là đẩy mạnh hình thức liên kết hợp tác công - tư trong nông nghiệp, để kết nối người sản xuất doanh nghiệp trong và ngoài nước, mục tiêu là gắn hàng nông sản Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu. Tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam Phạm Thị Thu Hằng cho rằng, việc xây dựng thương hiệu là cần thiết cho hàng nông sản xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay. Doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng và cụ thể trong việc xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị hàng nông sản, nhất là gạo và cà phê, đổi mới cách tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng năng lực cho đội ngũ cán bộ thương mại cả Nhà nước và doanh nghiệp, chú trọng tới kênh phân phối là chuỗi các siêu thị, áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh.

Các chuyên gia về kinh tế nông nghiệp đã nhận định trong vòng 50 năm tới, nông nghiệp sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và hơn nữa đây là cơ hội cho các luồng đầu tư vào nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Tuy đây là một cơ hội hiếm có cho tăng trưởng nông nghiệp nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức do biến động giá cả nông sản trên thị trường quốc tế. Đồng quan điểm, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, để có chất lượng hàng nông sản xuất khẩu chất lượng cao thì vấn đề cấp thiết của ngành nông nghiệp là vận dụng khoa học, kỹ thuật và thu hút đầu tư trong nông nghiệp. Do đó, cần thu hút đầu tư nhiều trong nông nghiệp để có giá trị hàng xuất khẩu cao, nhất là thu hút nguồn lực của đầu tư nước ngoài trong việc khoa học kỹ thuật, nguồn lực về máy móc kỹ thuật cao, để làm sao Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu mang giá trị toàn cầu.

Đến năm 2015, dân số toàn cầu sẽ lên đến con số 9,2 tỷ người. Đây là cơ hội một nước nông nghiệp như Việt Nam xuất khẩu nông sản nhưng vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chiến lược xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực như thế nào để khẳng định vị thế của mình trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Tin tức khác
backtop