Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài - Việt Hoa Thịnh

Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài - Việt Hoa Thịnh

Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài - Việt Hoa Thịnh

Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài - Việt Hoa Thịnh

Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài - Việt Hoa Thịnh
Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài - Việt Hoa Thịnh

Tin tức nổi bật

Video

TT TT

Hình ảnh

  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC

Liên kết website

Cà phê Việt Nam: Giữ sức bền cho cuộc đua dài

07-05-2015 12:43:59 PM // 801 lượt xem
Người nông dân đang hy vọng một cuộc sống ổn định từ tái canh cà phê. Ảnh: VGP/Đỗ Hương 
 
Trong khi đó người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn chưa thực sự chuyên nghiệp khi tham gia kinh doanh ngành hàng có lịch sử lâu đời trên thế giới này.
 
Cà phê xuống dốc
 
Năm 2013, ngành Cà phê phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tác động tiêu cực của khủng hoảnh kinh tế thế giới kéo dài làm giảm giá nông sản, trong đó cà phê giảm tới 24% do cầu thế giới giảm. Trong đó, giá cà phê chè (Arabica) giảm thấp nhất trong vòng 6 năm và cà phê vối (Robusta) giảm thấp nhất trong vòng 4 năm. Nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm mạnh, tăng xu hướng bảo hộ thương mại của thế giới.
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu gây thời tiết bất thường cũng khiến tình hình dịch bệnh trên các diện tích cà phê diễn biến phức tạp hơn. Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tình trạng hạn hán kéo dài khiến khoảng 5.000 ha cà phê bị mất trắng và khoảng 4.000 ha khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó, chi phí đầu vào tăng; diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp chiếm đến 30% diện tích của cả nước khiến cho sản lượng cà phê sụt giảm 15%.
 
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (Vicofa), cũng nhận định về khó khăn của ngành Cà phê trong năm 2013 là việc người trồng cà phê còn đối mặt với giống kém chất lượng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả. Ngoài ra, vướng mắc từ cơ chế hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã khó khăn về tiếp cận nguồn vốn thì lại bị nợ đọng thuế VAT nên càng khó khăn hơn về vốn thu mua và xuất khẩu cà phê.
 
Theo thống kê của Vicofa, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2013 chỉ gần 1,3 triệu tấn, đạt gần 2,7 tỉ USD, giảm 26% về lượng và 27% về giá trị (tức giảm gần 1 tỉ USD so với năm 2012). Việc “tụt dốc” của ngành Cà phê được nhiều chuyên gia nhận định là do chưa có sự bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ.
 
Trong bối cảnh sản xuất cà phê bao nhiêu năm nay vẫn ở thế “tận thu” nên diện tích cà phê già cỗi ngày một lớn. Cụ thể, theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, khoảng 88% diện tích cà phê bị chết sau khi được nông dân trồng lại trên nền diện tích cà phê già cỗi sau một đến hai năm vì tuyến trùng gây chết cây cà phê.
 
Cùng với đó, việc kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Điển hình như việc doanh nghiệp cà phê thường thực hiện giao dịch mua bán cà phê trước vài tháng đến cả năm (giao dịch mua bán kỳ hạn), tức giao dịch trước khi có hàng. Nhưng do không chủ động được nguồn hàng và giá, nhiều doanh nghiệp khi ký hợp đồng xong mới tổ chức thu mua nên dễ gặp rủi ro.
 
Theo nhận định của chuyên gia có kinh nghiệm về xuất khẩu ngành hàng cà phê Phạm Khánh Hiệp, các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm đến quản trị rủi ro, mặc dù các ngân hàng đã giới thiệu các công cụ chống rủi ro cho ngành hàng này nhưng chưa được sử dụng đúng mức hoặc chỉ đơn giản là đầu cơ trên giấy.
 
Đi lên từ bền vững
 
Để tập trung phát triển bền vững sản xuất, Bộ NNPTNT đã có chủ trương tái canh cây cà phê.
 
Cụ thể, hiện Bộ đang phối hợp với các địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên triển khai quyết liệt với gói hỗ trợ tài chính của Agribank (trị giá 10.000-12.000 tỷ đồng Việt Nam). Lãi suất thấp hơn 2% so với lãi suất thông thường.
 
Theo chuyên gia Phạm Khánh Hiệp, việc thực hiện tái canh cà phê là điều cần thiết, nhưng việc tăng diện tích trồng cà phê không theo quy hoạch còn là vấn đề lớn hơn, trong đó có cả việc ngăn chặn phá rừng để trồng cà phê.
 
“Vì việc tăng diện tích, tăng năng suất cà phê không hề đồng nghĩa với việc doanh thu từ cà phê sẽ tăng lên. Các doanh nghiệp cần phải trang bị kiến thức kinh doanh cho mình, trong đó bao gồm cả quản trị rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng không nên cho vay theo hợp đồng xuất khẩu nữa mà nên cho vay theo phương án kinh doanh”, ông Hiệp đề xuất.
 
Nhìn vào thực trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tìm mọi cách để tồn tại, và một trong những cách họ chọn là trốn thuế VAT, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra thực hiện nộp thuế VAT của doanh nghiệp. Nhưng cũng phải tạo ra cơ chế hợp lý cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh.
 
Đồng thời, ngành Cà phê cần chấn chỉnh hoạt động chứng nhận cà phê bền vững để tạo uy tín cho ngành hơn là chứng nhận nhiều nhưng còn tiêu thụ hạn chế. Người nông dân cũng cần xem xét tính toán giá bình quân bán ra đạt hiệu quả tốt hơn là đầu cơ mà không nắm rõ thông tin thị trường.
 
Ngành hàng cà phê từ sản xuất đến kinh doanh đang như một vận động viên chạy đường dài với vốn liếng chỉ là năng khiếu. Để đạt được thành tích cao và thoát khỏi đường chạy nghiệp dư, "vận động viên" này cần được đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời cần có những bước chạy hợp lý để giữ sức bền cho một đường đua vô cùng cam go.
Tin tức khác
backtop