Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn - Việt Hoa Thịnh

Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn - Việt Hoa Thịnh

Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn - Việt Hoa Thịnh

Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn - Việt Hoa Thịnh

Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn - Việt Hoa Thịnh
Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn - Việt Hoa Thịnh

Tin tức nổi bật

Video

TT TT

Hình ảnh

  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC
  • QC

Liên kết website

Báo động “Bỏ lúa trồng nếp” - Kỳ cuối: Nguy cơ tiềm ẩn

07-05-2015 12:43:59 PM // 858 lượt xem
 
Trong khi nếp ở các vùng ngoài đã thu hoạch, bán với giá khá cao, nếp tại huyện Phú Tân chỉ mới ở giai đoạn trổ đòng.
 
Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, việc nông dân các địa phương khác đua nhau trồng nếp khiến huyện lo lắng, vì thị trường tiêu thụ nếp rất nhỏ hẹp. Thực tế qua nhiều năm cho thấy, hễ năm nào làm nếp nhiều quá thì nếp lập tức bị rớt giá. Vấn đề này tỉnh cũng rất quan tâm, quy hoạch Phú Tân thành vùng chuyên canh nếp và khuyến cáo những huyện khác không trồng nếp. Tất nhiên, khuyến cáo chỉ là… khuyến cáo, còn chuyện quản lý quy hoạch vẫn chưa đi vào bài bản, do đó khi thấy giá nếp tăng cao những người xung quanh đổ xô làm là điều khó tránh khỏi. Tại địa bàn, huyện vẫn thực hiện công tác tuyên truyền, trước mắt là đối với người dân Phú Tân, không đem nếp đi trồng ở những vùng khác. “Lo thì lo vậy nhưng cũng không biết làm thế nào, chỉ mong tỉnh tiếp tục khuyến cáo các nơi khác không trồng nếp nhiều. Riêng địa phương sẽ tăng cường, nâng cao chất lượng nếp, giảm chi phí sản xuất để hỗ trợ nông dân. Đồng thời, tập trung chuyển giao giống, kỹ thuật, ứng dụng các quy trình canh tác để đạt năng suất cao, chất lượng tốt để tăng tính cạnh tranh” – ông Trí nhấn mạnh.
 
UBND xã Tân Lập (Tịnh Biên) ra thông báo số 65 ngày 6-11-2013: “Tân Lập là vùng quy hoạch sản xuất lúa. Vụ đông xuân 2013-2014 là vụ sản xuất chính. Nông dân cần chọn giống sản xuất có công ty ký kết thu mua sau khi thu hoạch. Không chọn giống nếp để sản xuất vì nếp không có công ty ký kết thu mua. Mặt khác, nếp dễ bị nhiễm bệnh nặng như cháy bìa lá, lem lép, rầy nâu. Nếu nông dân không chấp hành thông báo này, mọi thiệt hại sau này Nhà nước sẽ không có chính sách hỗ trợ”.
 
Nói về mức độ thiệt hơn giữa các điểm trồng nếp bên ngoài và vùng chuyên canh đặc thù tại Phú Tân, ông Trí phân tích: “Phú Tân có lợi thế mà các nơi khác không có được, đó là chất lượng nếp cao vào loại nhất, nhì nhờ đặc thù trồng nếp chuyên canh, không bị tạp lẫn. Điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng cho đến kinh nghiệm của nông dân cũng vượt trội hơn, điều này đã được khẳng định qua nhiều năm. Lợi thế khác nữa là hệ thống hạ tầng, như: Thủy lợi đảm bảo sản xuất, tưới tiêu, lò sấy phát triển rộng khắp, thậm chí còn sấy thuê cho các huyện khác. Ngoài ra, người trồng nếp tại đây còn có số bạn hàng khá đông, lâu năm, những nơi khác dẫu trồng theo cũng phải chở về Phú Tân bán hoặc thông qua các mối lái quen tại đây. Từ đó cho thấy, Phú Tân phải có lợi thế hơn, nếu sụt giá, tác động ở Phú Tân cũng sẽ nhẹ hơn so với các nơi khác. Những nơi khác nên hết sức thận trọng khi trồng nếp, chỉ nên trồng khi tìm được thị trường ổn định. Phú Tân chỉ có 85% nếp song vẫn chưa dám mở rộng ra thêm vì người dân còn ngại. Bởi lẽ thị trường tiêu thụ hiện tại vẫn xuất qua đường tiểu ngạch, nhỏ lẻ là chủ yếu, chưa có hợp đồng nào lớn, ổn định”. Ông Trí cho biết thêm, số người dân Phú Tân trồng nếp ở các nơi khác khó nắm bắt hết, nhưng quả thực, chính người dân Phú Tân mang nếp đi xâm canh vùng ngoài mới lan ra hiện tượng bỏ lúa trồng nếp. Cần nhất lúc này là các địa phương, ngành chức năng cần có liên kết và thống nhất để đừng xảy ra thiệt hại khi khủng hoảng thừa.
 
Trong khi đó, ở các vùng ngoài quy hoạch trồng nếp, các địa phương cũng có những băn khoăn riêng. Nhận định về tình hình, Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn) Nguyễn Hoàng Vĩnh lo lắng: “Do thời gian sinh trưởng của nếp từ 100-105 ngày (trong khi cây lúa có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày) thì chắc chắn cây nếp sẽ dễ thu hút dịch bệnh. Ngoài ra, địa phương đang vận động nông dân vào cánh đồng mẫu lớn tại Phú Lâm, nếu tình hình trồng nếp phát triển rộng rãi, chắc chắn việc vận động sẽ thất bại. Trước mắt, UBND xã sẽ tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tác hại của trồng nếp tràn lan, đồng thời xin ý kiến huyện về vấn đề trên”.
 
Không chỉ ngành chức năng, nông dân đã lờ mờ nhận ra sự bất cập của “phong trào”. Ông Nguyễn Hiền Đức (xã Tân Lập, Tịnh Biên) suy tính: “Ai ai cũng ồ ạt chuyển sang trồng nếp, chắc chắn thị trường nếp sẽ khủng hoảng thừa. Trong vụ tới, tôi quyết định chỉ trồng 50 công nếp, 100 công còn lại vẫn trồng lúa cao sản để tránh “vỡ trận”. Nông dân nào vẫn quyết tâm làm nếp, chắc chắn thiệt hại rất cao. Chưa kể, nếp tươi bán rất dễ, nông dân không cần phơi sấy, mà giá cao ngất ngưỡng. Nhưng nếu không có thương lái mua, nông dân buộc phải cắt đưa đi phơi, sấy. Nếu lúa chỉ cần phơi 1-2 nắng, thì nếp phải 5-6 nắng mới đạt. Đưa vào lò sấy càng tốn kém chi phí. Lúc này, người trồng nếp lỗ đứt đường”.
 
Công văn 1259 ngày 1-11 của UBND tỉnh ghi rõ: “Tăng cường kiểm tra việc thực hiện xuống giống theo quy định lịch thời vụ, đảm bảo thực hiện tổ chức xả lũ định kỳ và thực hiện sản xuất 3 năm 8 vụ, khuyến cáo không được xuống giống lúa nếp (trừ huyện Phú Tân)”.
Tin tức khác
backtop